ĐỐI TƯỢNG KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Liên hệ tổng đài 1900 6250 để được chuyên gia Luật Á CHÂU tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh chóng nhất

Nhìn chung thì hầu hết pháp luật các nước quy định về lĩnh vực sở hữu trí tuệ đều có sự hài hòa hóa so với các quy định chung của pháp luật quốc tế. Nên tiêu chuẩn được bảo hộ, hoặc những đối tượng không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu cũng khá giống nhau.

1.Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thường bị từ chối trong các trường hợp sau:

a.Tên gọi chung.

Ví dụ bạn định đăng ký cho cái chai với nhãn hiệu BOTTLE thì nhãn hiệu đó sẽ không được chấp nhận vì nó là tên gọi chung của sản phẩm đó.

b.Từ ngữ có tính mô tả.

Ví dụ những từ ngữ thường được sử dụng trong thương mại để mô tả sản phẩm ví dụ: SWEET không thể đăng ký làm nhãn hiệu cho các lại kẹo vì SWEET có nghĩa là ngọt, và vị ngọt là đặc tính chung của các loại kẹo.

c.Nhãn hiệu có tính mô tả.

Đó là những sản phẩm có khả năng đánh lừa người tiêu dùng về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của sản phẩm. Ví dụ như bơ thực vật thì nhãn hiệu không thể có hình ảnh của một con bò sữa vì người tiêu dùng sẽ hiểu làm bơ đó được sản xuất từ sữa bò.

e.Nhãn hiệu được coi là trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức.

Tùy từng quốc gia có sự khác nhau về tôn giáo, cho nên khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu các doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề này.

f.Quốc kỳ, huy hiệu, dấu xác nhận chính thức và biểu tượng của các quốc gia và các tổ chức quốc tế đã được thông báo cho văn phòng quốc tế WIPO bị lọa ra khỏi đối tượng đăng ký

2.Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị từ chối

Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu trường hợp đơn đó bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.

Tin Liên Quan