LOGO – ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN HAY ĐĂNG KÝTHƯƠNG HIỆU

Logo là dấu hiệu nhận diện giữa nhiều doanh nghiệp khác nhau và giữa nhiều loại hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp đó cung cấp với nhau. Được điều chỉnh  bởi Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Á Châu xin gửi tới bạn cách đăng ký bảo hộ logo.

Theo quy định của Luật SHTT thì logo được đăng ký bảo hộ dưới hai hình thức:

-Đăng ký bản quyền tác giả dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng  theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 14 Luật SHTT.

– Đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT.

Logo- tiến hành đăng ký bản quyền hay đăng ký thương hiệu

1. Đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký bản quyền tác giả.

  • Đối tượng bảo hộ: lúc này, logo được nhìn nhận dưới danh nghĩa là một “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng” – là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối và bố cục.
  • Điều kiện bảo hộ: Logo khi muốn được bảo hộ theo cơ chế này phải đảm bảo tính sáng tạo và tính nguyên gốc, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào.
  • Cơ chế xác lập quyền: Quyền tác giả phát sinh khi tác phẩm đó được định hình, không phân biệt nội dung, ý nghĩa, chất lượng và không bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký. Tuy nhiên, nhà nước khuyến khích tác giả đi đăng ký để thuận lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của mình sau này, khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến tác phẩm.
  • Thẩm quyền: Cơ quan cấp GCN đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng (logo) là Cục Bản quyền tác giả (COV) trực thuộc Bộ Văn Hóa -Thể thao và Du lịch.
  • Thời gian đăng ký: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Bản chất của quyền tác giả đối với logo: là quyền của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả trong việc chống lại người khác thực hiện hành vi sao chép trái phép logo của mình (copyright). Khi có GCNĐK Quyền tác giả, chủ sở hữu không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp.

2. Đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu.

Logo- tiến hành đăng ký bản quyền hay đăng ký thương hiệu

  • Đối tượng bảo hộ: logo lúc này là nhãn hiệu của doanh nghiệp, là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá/dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau, là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.
  • Điều kiện bảo hộ: Điều kiện quan trọng nhất để logo được bảo hộ là phải đảm bảo khả năng phân biệt, không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký trước cho sản phẩm/dịch vụ cùng loại hoặc tương tự.
  • Cơ chế xác lập quyền: Quyền sở hữu đối với Nhãn hiệu (logo) chỉ được pháp công nhận chỉ khi chủ sở hữu Nhãn hiệu (logo) được cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu, bắt buộc phải qua thủ tục nộp hồ sơ đăng ký.
  • Thẩm quyền: Cục Sở hữu trí tuệ ( NOIP ) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • Thời gian đăng ký: 12 tháng.
  • Hệ quả pháp lý: chủ sở hữu sẽ được sở hữu độc quyền nhãn hiệu (logo) này cho sản phẩm/dịch vụ mà mình đăng ký, bất kỳ dấu hiệu trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn nào của người khác sử dụng cho sản phẩm/dịch vụ tương tự cũng có thể bị coi là yếu tố vi phạm và bị xử lý theo quy định pháp luật.

Như vậy, logo vừa có thể được đăng ký dưới dạng bản quyền tác giả cũng có thể đăng ký dưới dạng nhãn hiệu hoặc thương hiệu,  điều này phụ thuộc vào lựa chọn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Á Châu khuyên doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hoặc thương hiệu vì đây là cơ chế bảo hộ chặt chẽ nhất ở nước ta hiện nay.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý hoặc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến Logo- đăng ký bản quyền hay đăng ký thương hiệu? xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty TNHH Luật Á Châu để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết tham khảo:

Đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Giải thể trường trung học

Đình chỉ hoạt động trung tâm ngoại ngữ, tin học

Tin Liên Quan