PHÂN BIỆT MUA LẠI CỔ PHẦN VÀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN

PHÂN BIỆT MUA LẠI CỔ PHẦN VÀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN

Trong việc chuyển đổi chủ sở hữu cổ phần có hai khái niệm “chuyển nhượng cổ phần” và “mua lại cổ phần”, nhưng hai khái niệm này gây nhiều sự nhầm lẫn khi sử dụng. Vì vậy, Công ty TNHH Luật Á Châu sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn về hai khái niệm này:

Nội dung              Chuyển nhượng cổ phần Mua lại cổ phần
Chủ thể Bên mua: Cá nhân, tổ chức muốn mua lại cổ phần

Bên bán: Cổ đông muốn bán lại cổ phần

Bên mua: Công ty cổ phần

Bên bán: Cổ đông trong công ty cổ phần

Trường hợp xảy ra Trừ những trường hợp sau đây thì cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần:

– Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

–  Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

– Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Trường hợp công ty mua lại cổ phần:

– Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông:  Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.

– Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty

Hình thức tiến hành  Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.

– Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký.

– Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

– Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông: Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.

– Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty: Trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua.

Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo.

 

Hậu quả pháp lý – Người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành cổ đông của công ty kể từ thời điểm họ được ghi thông tin vào sổ đăng kí cổ đông.

– Vốn điều lệ của công ty không thay đổi

– Cổ phần được mua lại được coi là cổ phần chưa được bán.

– Công ty thay đổi lại điều lệ tương ứng với giá trị cổ phần đã bán.

 

Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0967.932.555. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

Trân trọng!

————-o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0967.932.555

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

 

 

Tin Liên Quan