Quyền tác giả đối với chương trình máy tính là một trong các loại hình được bảo hộ quyền tác giả. Do đó, tác giả của chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu sẽ có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm của mình.
Quyền tác giả đối với chương trình máy tính:
1.Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ như sau:
1.1 Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
Đặt tên cho tác phẩm;
Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
1.2 Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2.Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính có thể thỏa thuận về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính.
3.Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.
Bất cập của việc bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính:
Bất cập của việc bảo hộ quyền tác giả trước hết sẽ vi phạm nguyên tắc tính nguyên gốc của tác phẩm
đăng ký bản quyền tác giả đối với chương trình máy tính có thể xâm phạm quyền nhân thân của tác giả
Nếu đăng ký chương trình máy tính dưới dạng bản quyền tác giả thì sẽ khó thực thi việc bảo hộ quyền tài sản đối với chương trình máy tính, đối với quyền tài sản của chương trình máy tính, quyền sao chép là quyền quan trọng nhất trong nhóm quyền tài sản đối với việc bảo hộ một chương trình máy tính, nhưng khoản 10 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ lại quy định