SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

   Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt và dưới tác động của kinh tế thị trường sẽ có lúc doanh nghiệp buộc phải ngừng kinh doanh thông qua việc giải thể hoặc phá sản. Nhưng những thủ tục ấy nên được áp dụng trong những trường hợp nào để đảm bảo lợi ích tối đa của doanh nghiệp và phù hợp với quy định của pháp luật? Bài viết dưới đây, Luật Á Châu sẽ giúp quý khách giải đáp thắc mắc đó:

    Cơ sở pháp lý:

     – Các nội dung về giải thể doanh nghiệp được quy định tại: Điều 201, Điều 202, Điều 203 Luật Doanh nghiệp 2014.

     – Các quy định về phá sản có trong Điều 4, Điều 9 Luật Phá sản 2014.

Tiêu chí Giải thể doanh nghiệp Phá sản
Khái niệm Giải thể là sự chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí chủ quan của doanh nghiệp hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Phá sản là tình trạng doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Lý do -Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

-Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

-Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

-Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán khi đến hạn thanh toán khi chủ nợ yêu cầu
Tính chất của thủ tục Thủ tục hành chính: Thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch đầu tư) Thủ tục tư pháp: Tòa án là cơ quan tiến hành thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật.
Về việc thanh toán nợ Doanh nghiệp phải bảo đảm thanh toán được hết các khoản  nợ. Doanh nghiệp thường không thanh toán được hết các khoản nợ ( vì doanh nghiệp khi phá sản sẽ chỉ thanh toán nợ dựa trên tổng giá trị tài sản còn lại, lúc ấy các doanh nghiệp thường đang trong tình trạng kiệt quệ về tài chính)
Người có quyền yêu cầu mở thủ tục – Doanh nghiệp;

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Chủ nợ;

– Doanh nghiệp;

– Người lao động của doanh nghiệp, công đoàn (về bản chất, người lao động cũng là chủ nợ của doanh nghiệp về các khoản thù lao, trợ cấp, bảo hiểm xã hội,…)

Hậu quả pháp lý Chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp. – Tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp;

– Xây dựng và thực hiện phương án phục hồi kinh doanh

 

 

   Như vậy, phá sản và giải thể doanh nghiệp đều là các thủ tục để doanh nghiệp có thể rút lui nhanh chóng khỏi thị trường một cách lành mạnh, có trật tự. Đồng thời, bảo vệ được quyền và lợi ích cho các chủ thể có liên quan trong doanh nghiệp.

   Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0963.81.84.86. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

   Trân trọng!

————-o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0963.81.84.86

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

Tin Liên Quan