TƯ VẤN THỦ TỤC CHUYỂN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN NHÃN HIỆU

Chuyển nhượng quyền nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng này đồng nghĩa chuyển nhượng toàn bộ quyền mà chủ sở hữu nhãn hiệu đang có. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện đúng quy định cũng như thủ tục để chuyển nhượng quyền nhãn hiệu, cá nhân phải đáp ứng điều kiện nhất định. Từ đó, đảm bảo việc chuyển nhượng được tiến hành thuận lợi và không trái pháp luật.

1.Điều kiện để hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có hiệu lực

-Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

– Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

2.Đối tượng chuyển nhượng

– Quyền sử dụng tên thương hiệu đã được bảo hộ cho nhóm sản phẩm/dịch vụ cụ thể.

Bên chuyển nhượng vẫn được tiếp tục sử dụng hoặc được chuyển quyền sử dụng cho bên khác (trừ trường hợp li-xăng độc quyền)

3.Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng nhãn hiệu

-Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

4.Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có đầy đủ các nội dung sau đây:

– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng

– Căn cứ chuyển nhượng

– Giá chuyển nhượng

– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

5.Hồ sơ tiến hành chuyển nhượng quyền nhãn hiệu

-Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

-Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định

– Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

– Giấy ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện

6.Thời hạn giải quyết: 02 tháng

Như vậy, trong giới hạn quyền được bảo hộ của mình tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho bất kì ai mà vẫn giữ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đó.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý hoặc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến Thủ tục chuyển nhượng quyền nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty TNHH Luật Á Châu để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

BÀI VIẾT THAM KHẢO:

Sở hữu trí tuệ

Nhãn hiệu hàng hóa có cần đăng ký bảo hộ không?

Tin Liên Quan