Một số điều cần biết về quyền tác giả:
1.Khái niệm:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
2. Đối tượng:
Đối tượng của quyền tác giả là tác phẩm, tức là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học.
3. Điều kiện bảo hộ:
Điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm phải được sáng tạo độc lập, tức là được tác giả tạo ra mà không có sự sao chép từ nơi nào. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Không thuộc các đối tượng ngoài phạm vi bảo hộ quyền tác giả (tin tức thời sự thuần túy đưa tin, văn bản quy phạm pháp luật, quy trình hệ thống,…).
4. Chủ thể:
Chủ thể của quyền tác giả gồm tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả (hai chủ thể này có thể là một hoặc không).
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của luật này. Chủ sở hữu quyền tác giả có thể là:
- Tác giả trong trường hợp tác giả sử dụng thời gian, tài chính. cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm.
- Các đồng tác giả có chung các quyền trong trường hợp các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính. cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm. Nếu có phần riêng biệt mà không phương hại đến quyền của tác giả khác thì có thể có quyền riêng với các phần riêng biệt đó.
- Tổ chức giao nhiệm vụ cho người thuộc tổ chức mình.
- Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm.
- Người thừa kế.
- Người được chuyển giao quyền.
- Nhà nước.
- Công chúng.
5. Căn cứ xác lập quyền:
Quyền tác giả được bảo hộ theo cơ chế tự động. Tức là quyền tác giả được xác lập ngay tại thời điểm tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định.
6. Cách thức bảo hộ:
Pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ hình thức thể hiện của tác phẩm. Tức là chỉ bảo hộ hình thức của ý tưởng chứ không bảo hộ nội dung của ý tưởng.
BÀI VIẾT THAM KHẢO:
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ