1.khái niệm quyền tác giả
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, các nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính.
- Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
- Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất.
2.Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm
- a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- c) Tác phẩm báo chí;
- d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
- e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
- g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
- i) Tác phẩm kiến trúc;
- k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
- l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
-
Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Liên hệ ngay tới LUẬT Á CHÂU để được tư vấn hoàn toàn miễn phí !
BÀI VIẾT THAM KHẢO: