Thủ tục giải thể công ty cổ phần tương đối phức tạp; đòi hỏi kết quả của nhiều thủ tục hành chính của các cơ quan khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp về thủ tục giải thể công ty cổ phần với cơ quan thuế.
1. Thành phần hồ sơ
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
– Biên bản họp và Quyết định của Đại hội cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;
– Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
– Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản; (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào).
– Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.
– Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).
– Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp; hủy con dấu theo quy định (trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an);
– Bản gốc Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN (đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2000 phải nộp thêm Giấy phép thành lập doanh nghiệp);
– Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể; trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ( gồm cả nợ thuế); giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.
– Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh; VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2. Quy trình thực hiện
Bước 1: Doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định này phải có nội dung:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Lý do giải thể;
- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ; thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua; quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp (nếu có). Đồng thời quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.
Bước 2:
– Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.
Bước 3:
– Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 4:
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tiến hành thủ tục trả dấu cho cơ quan công an. Sau khi đã trả dấu; doanh nghiệp nộp văn bản của cơ quan công an xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc trả dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Kèm theo văn bản này; doanh nghiệp cần phải nộp bản báo cáo tóm tắt về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ.
– Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
Việc trả dấu cho cơ quan công an chỉ nên thực hiện sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh có thông báo yêu cầu doanh nghiệp trả dấu. Nếu việc này thực hiện trước khi có thông báo thì rất có thể các văn bản, biểu mẫu của doanh nghiệp sẽ không được đóng dấu đầy đủ dẫn đến gặp khó khăn trong các thủ tục hành chính tiếp theo.