Giải thể doanh nghiệp là trường hợp bất khả kháng. Khi trường hợp tạm ngừng kinh doanh không còn phù hợp với công ty. Hoặc Công ty không còn đủ số thành viên tối thiểu, hoặc làm ăn thua lỗ. Vậy, giải thể doanh nghiệp trong nước tiến hành như thế nào? Luật Á Châu xin trình bày trong bài viết dưới đây.
1. Giải thể là gì?
Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền với điều kiện doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
2. Các trường hợp giải thể:
Trường hợp tự nguyện: Theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên và chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
Trường hợp bị cơ quan chức năng yêu cầu giải thể: Khi các thành viên trong công ty chuyển nhượng vốn góp, cổ phần hoặc công ty mua lại phần vốn góp, khiến công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
3. Điều kiện giải thể doanh nghiệp trong nước
Doanh nghiệp có thể giải thể khi đáp ứng được toàn bộ các điều kiện sau:
Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, như lương của người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và khoản nợ đối với các đối tác làm ăn.
Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Án hoặc Trọng tài thương mại.
Trường hợp doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán (mất khả năng thanh toán) thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014.
4. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp trong nước
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp trong nước bao gồm những giấy tờ sau:
Quyết định của Chủ doanh nghiệp/HĐTV/ĐHĐCĐ/chủ sở hữu công ty
Thông báo về việc thực hiện Quyết định giải thể
Biên bản họp
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Các giấy tờ khác kèm theo
5. Trình tự, thủ tục thực hiện giải thể doanh nghiệp trong nước
Bước 1: Đăng bố cáo về việc giải thể doanh nghiệp trong nước
Bước 2: Nộp Công văn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế, gửi Tổng Cục Hải quan (nếu Doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề xuất nhập khẩu) và xin xác nhận Ngân hàng là không có nợ Ngân hàng nếu đã mở tài khoản tại Ngân hàng đó (Liên hệ với chúng tôi sẽ được hướng dẫn cụ thể).
Bước 3: Quyết toán thuế và nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp trong nước tại cơ quan quản lý thuế
Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
Bước 5: Trả mẫu dấu
Trên đây là tư vấn của công ty LUẬT Á CHÂU về trường hợp Giải thể doanh nghiệp trong nước. Chúng tôi hi vọng rằng anh/chị có thể vận dụng để sử dụng trong công việc. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc, vui lòng gọi điện đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của công ty LUẬT Á CHÂU: 19006250 để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Trân trọng!