CÁC TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ CỦA DOANH NGHIỆP

  CÁC TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ CỦA DOANH NGHIỆP

    Thay đổi vốn điều lệ là một vấn không xa lạ đối trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Phụ thuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ (phát triển hay suy thoái) hoặc công ty, doanh nghiệp có sự chuyển nhượng, thêm hoặc bớt thành viên mà sẽ có sự điều chỉnh vốn điều lệ tương ứng.

    Chuyên viên tư vấn Achaulaw xin gửi Quý khách những tư vấn cơ bản như sau:

1. Công ty TNHH 1 thành viên

    Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

    Các trường hợp thay đổi vốn điều lệ trong công ty TNHH 1 thành viên:

    Trường hợp tăng vốn:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
  • Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình sau đây:
  1. Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên và công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;
  2. Công ty cổ phần.
     Trường hợp giảm vốn:
  • Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu;
  • Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

    Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.

    Các trường hợp thay đổi vốn điều lệ trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

  • Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
  • Tăng vốn góp của thành viên;
  • Vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn.
  • Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
  • Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
  • Công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:
  • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
  • Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên;
  • Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

    Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

    Nếu như việc thay đổi vốn điều lệ dẫn đến việc thay đổi số thành viên thấp hợn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định đối với công ty TNHH thì công ty phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần

    Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

    Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

  • Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
  • Công ty mua lại cổ phần đã phát hành;
  • Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

    Nếu việc thay đổi vốn điều lệ dẫn đến việc thay đổi số lượng cổ đông đến dưới cố lượng cổ đông tối thiểu theo quy định đối với công ty cổ phần thì công ty phải thực hiện thay đổi loại hình doanh nghiệp.

4. Công ty hợp danh

    Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản mà thành viên hợp danh và thành viên góp vốn góp hoặc cam kết góp tại thời điểm đăng ký hành lập doanh nghiệp.

    Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong những trường hợp sau đây:

  • Thành viên góp vốn bị khai trừ;
  • Thành viên rút vốn;
  • Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách thành viên;
  • Tiếp nhận thành viên mới

Quý khách có thể tham khảo dịch vụ tư vấn và đăng ký doanh nghiệp Tại Đây !

Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0967.932.555. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

Trân trọng!

————-o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0967.932.555

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

 

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan