ĐĂNG KÍ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ

1.Cơ sở pháp lý

-Luật sở hữu trí tuệ 2005

-Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009

2.Đăng ký sở hữu công nghiệp đối với sáng chế như thế nào?

Theo như những gì bạn cung cấp, bạn có sáng chế ra 1 chiếc máy phục vụ nông nghiệp và có mong muốn được đăng ký Sở hữu trí tuệ. Trước tiên, nếu muốn được đăng ký sở hữu trí tuệ, sáng chế đó của bạn phải thỏa mãn các điều kiện sau theo luật sở hữu trí tuệ:

Trong trường hợp của bạn là cấp bằng độc quyền sáng chế. Vì vậy cần đáp ứng các điều kiện theo như Khoản 1, Điều 58, Luật sở hữu trí tuệ trên.

  • Thứ nhất “có tính mới”, được thể hiện ở việc chiếc máy đó của khách hàng sáng chế ra là mới, chưa từng được sử dụng và biết đến trước đó.
  • Thứ hai, “có tính sáng tạo”: là việc sáng chế đó không phải đơn thuần ai cũng có thể nghĩ ra và làm được. Không phải những người cùng chuyên môn biết và làm. Tính sáng tạo thể hiện ở sự đột phá, khác lạ so với những cái đã có rồi.
  • Thứ ba, về “khả năng áp dụng công nghiệp”, một sáng chế được bảo hộ đòi hỏi phải áp dụng được vào thực tế. Mang lại lợi ích nhất định khi đi vào sử dụng thì sẽ được bảo hộ. Chính vì vậy, nếu sáng chế của khách hàng đáp ứng các điều kiện trên thì hoàn toàn có thể được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Sau khi đối chiếu và thấy sáng chế của mình phù hợp để đăng ký bảo hộ với Sở hữu trí tuệ, khách hàng thực hiện theo thủ tục sau:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (Căn cứ theo Điều 100, Luật sở hữu trí tuệ 2005)

Gồm:

  1. a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  2. b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
  3. c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  4. d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

  1. e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Riêng đối với sáng chế, cần chú ý làm rõ và có thêm các tài liệu sau:

Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế.

Phần mô tả sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

-Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;

-Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế;

-Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định

Cục sở hữu trí tuệ sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận đơn và thẩm định xem sáng chế và đơn đó có hợp lệ.

Bước 3: Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Sau khi thẩm định thấy đơn hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ cho công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Tham khảo: không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

Trên đây Đăng ký sở hữu công nghiệp đối với sáng chế như thế nào?. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 6250

Bài viết tham khảo:

Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép

Trình tự thông báo thay đổi con dấu qua mạng

Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu

Tư vấn bảo hộ thương hiệu tại việt nam

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ SHTT được hiểu như thế nào?

Tin Liên Quan