HỢP TÁC KINH DOANH

Hình thức hợp tác kinh doanh đầu tư là cách tiến hành hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư và
nó là câu trả lời cho dấu hỏi đầu tư như thế nào? Sau đây, Luật Á Châu sẽ tư vấn cho các bạn về hợp tác kinh doanh.

I. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh theo pháp luật hiện hành
của Việt Nam

1. Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 quy định:

“Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.”

Khái niệm này đã ghi nhận bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh là “hợp đồng”, là hình
thức đầu tư theo hợp đồng và “không thành lập tổ chức kinh tế”.

2. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Thứ nhất: Về chủ thể hợp đồng hợp tác kinh doanh

Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh là các nhà đầu tư Nhà đầu tư được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài
và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.  

Nhà đầu tư trong nước là cá nhân quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Về nguyên tắc, bất cứ nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài nào muốn ký
kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, nếu không rơi vào trường hợp Luật cấm, đều
trở thành chủ thể của hợp đồng. Tuy nhiên, trong những trường hợp Luật chuyên
ngành có quy định riêng về chủ thể hợp đồng hợp tác kinh doanh, thì chủ thể
hợp đồng phải tuân thủ các quy định riêng đó.

Thứ hai: Về đối tượng (mục tiêu) của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Đối tượng của hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự hợp tác cùng kinh doanh
giữa các nhà đầu tư mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Thứ ba: Về nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh gồm các thoả thuận về nội dung
hợp tác giữa các bên.

Thứ tư: Về hình thức của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải được xác lập dưới hình thức văn bản.

Thứ năm: Về trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh sau khi được ký kết phải tuân theo thủ tục
nhất định do Luật định.

3. Vai trò của hợp đồng BCC

– Không phải thành lập pháp nhân mới, các bên không phải tiến hành thủ tục
thành lập doanh nghiệp nên nhanh chóng tiến hành hoạt động kinh doanh đặc
biệt với dự án có vốn đầu tư nước ngoài. 

– Giúp các nhà đầu khắc phục được điểm yếu của mình và sử dụng được hầu
hết các lợi thế trong kinh doanh.

– Khi ký hợp đồng BCC các bên độc lập và nhân danh chính mình trong quá
trình hoạt động.

Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0963.81.84.86. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.
Trân trọng!
————-o0o—————
Công ty TNHH Luật Á Châu
VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
SĐT: 0947.318.318 – 0963.81.84.86
Webside: achaulaw.com.vn
Email: achaulaw@gmail.com
Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

Tin Liên Quan