So sánh giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp

 

Giải thể và phá sản có nhiều điểm giống dễ nhìn thấy được. Tuy nhiên, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, thủ tục giải quyết, hệ quả pháp lý và nguyên nhân dẫn đến một trong hai trường hợp này có nhiều điểm khác biệt.

Phá sản và giải thể về mặt hiện tượng đều dẫn đến việc:

+  Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp;

+ Phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ;

+ Giải quyết quyền lợi  cho người làm công.

Phá sản và giải thể có những điểm khác nhau cơ bản như sau:

Tiêu chí phân biệt Phá sản Giải thể
Lý do Do sự mất khả năng thanh toán đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu Do không đồng nhất với các các loại hình doanh nghiệp và rộng hơn lý do phá sản
Bản chất của thủ tục Là thủ tục tư pháp, là hoạt động của một cơ quan nhà nươc duy nhất- Tòa án có thầm quyền tiến hành theo những trình tự, thủ tục quy định tại LPS Là thủ tục hành chính, là giải pháp mang tính chất tổ chức do doanh nghiệp tự mình quyết hoặc do cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định giải thể
Hậu quả pháp lý Không phải bao giờ cũng dẫn tới việc doanh nghiệp, hợp tác xã chấm dứt hoạt động và bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh Chấm dứt hoạt động và xóa tên của doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh
Thái độ của nhà nước Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh đối với chủ sở hữu hay người quản lý điều hành Quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, người bị quản lý điều hành không bị hạn chế

 

Nhìn chung phá sản và giải thể đều có những điểm tương đồng nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm khác biệt rõ rệt về bản chất. Việc phá sản sẽ hạn chế quyền của các chủ sở hữu hay người quản lý doanh nghiệp trong thời gian 3 năm. Vì vậy các doanh nghiệp nên hiểu rõ về vấn đề này bởi nó còn có ảnh hưởng nhiều đến con đường kinh doanh tiếp theo. Khi kết thúc một con đường, việc chọn con đường khác là điều đương nhiên nhưng hãy kết thúc sao cho gọn nhẹ, hợp lý để nó không trở thành rào cản sau này. Trong kinh doanh tiếng tăm và chữ tín không thể mua được bằng tiền nhưng chúng lại làm ra rất nhiều tiền.

Vậy các nhà kinh doanh hãy chọn cho mình con đường tốt nhất, có tầm nhìn xa chứ không nên dừng lại ở lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt.

Trên đây là tư vấn của Luật Á Châu về các bước giải thể DN. Nếu muốn được tư vấn cụ thể hơn về quy trình giải thể các bạn có thể liên hệ theo địa chỉ sau:

Email: dkdn.luatachau@gmail.com

Sđt: 0968.565.479

Trân trọng!

 

Tin Liên Quan