1. Xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản
Thủ tục thanh lý tài sản phá sản
– Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác lập trước khi Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định phá sản
– Nghĩa vụ về tài sản của Doanh nghiệp, hợp tác xã được xá lập sau khi Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định phá sản
– Trường hợp nghĩa vụ về tài sản được quy định như hai trường hợp trên không phải là tiền; thì Tòa án nhân dân xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản đó bằng tiền.
2. Xác định tiền lãi đối với khoản nợ
– Kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản; các khoản nợ được tiếp tục tính lãi theo thỏa thuận nhưng được tạm dừng việc trả lãi.
– Trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 86 của Luật này, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 95 của Luật này thì việc tạm dừng trả lãi chấm dứt; các bên tiếp tục thực hiện việc trả lãi theo thỏa thuận.
– Đối với khoản nợ mới phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản đến thời điểm tuyên bố doanh nghiệp; hợp tác xã phá sản thì tiền lãi của khoản nợ đó được xác định theo thỏa thuận. Nhưng không trái với quy định của pháp luật. Kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp; hợp tác xã phá sản thì khoản nợ không được tiếp tục tính lãi.
3. Xử lý khoản nợ có bảo đảm
3.1. Sau khi mở thủ tục phá sản; Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Phá sản Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:
– Trường hợp tài sản; bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh; thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;
– Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh; hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh; thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp; hợp tác xã phá sản; Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản mục c dưới đây.
3.2. Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý; thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại mục dưới đây
3.3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại hai mục a và b nêu trên được thực hiện như sau:
– Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
– Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ; thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp; hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ; thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.