NHÃN MÁC HÀNG HÓA, SẢN PHẨM THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT

Ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; đến nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các  cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát. Sau đây, Luật Á Châu xin gửi tới quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm.

Căn cứ pháp lý:

Nghị định 43//2017/NĐ-CP

Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định một số điều Luật An toàn thực phẩm

1.Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa

-Những nội  dung bắt buộc thể hiện trên nhãn phải được thể hiện bằng Tiếng Việt.

– Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc ghi nhãn bằng Tiếng Việt thì nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung Tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

– Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

2. Nội dung ghi nhãn bắt buộc

2.1. Nội dung bắt buộc ghi nhãn thực phẩm

Lương thực
– Định lượng;

– Ngày sản xuất;

– Hạn sử dụng;

– Thông tin cảnh báo (nếu có)

Thực phẩm:
– Định lượng;

– Ngày sản xuất;

– Hạn sử dụng

– Thành phần hoặc thành phần định lượng;

– Thông tin, cảnh báo;

– Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
– Định lượng;

– Ngày sản xuất;

– Hạn sử dụng;

– Thành phần, thành phần định lượng hoặc giá trị dinh dưỡng;

– Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

– Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);

– Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;

– Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Rượu:
– Định lượng;

– Hàm lượng etanol;

– Hạn sử dụng (nếu có);

– Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang);

– Thông tin cảnh báo (nếu có);

– Mã nhận diện lô (nếu có).

2.2. Lưu ý

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm tại Việt Nam ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa còn phải tuân thủ các quy định sau:

+Thực phẩm dinh dưỡng y học phải ghi các cụm từ sau: “Thực phẩm dinh dưỡng y học” và “Sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế”;

+ Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ: “Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)” trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường.

-.Riêng đối với sản phẩm nhập khẩu, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi trên nhãn sản phẩm phải thể hiện: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tự công bố hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm.

3. Miễn một số nội dung ghi nhãn bắt buộc

-. Miễn ghi nhãn phụ đối với sản phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân, quà tặng, quà biếu trong định mức được miễn thuế nhập khẩu; sản phẩm nhập khẩu của đối tượng được ưu đãi, miễn trừ ngoại giao; sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan; sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu; sản phẩm là mẫu trưng bày hội chợ, triển lãm; sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

– Ngoài gia vị và thảo mộc, đối với các bao gói nhỏ, có diện tích bề mặt lớn nhất nhỏ hơn 10 cm2, miễn áp dụng ghi thành phần cấu tạo, thời hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng nếu có nhãn phụ hoặc bao bì ngoài đã thể hiện đầy đủ các nội dung đó.

– Miễn ghi ngày sản xuất đối với dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Tham khảo: đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm

Trên đây là quy định về Ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 6250

Bài viết tham khảo:

Sở hữu trí tuệ

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu

Hành vi cấm trong vệ sinh an toàn thực phẩm

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân sản xuất thực phẩm

Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

 

Tin Liên Quan