THỦ TỤC GIẢI THỂ TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ

Luật Á Châu với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giải thể doanh nghiệp, tư vấn thành lập và giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học sẽ hướng dẫn bạn đọc trình tự giải thể trung tâm ngoại ngữ qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý: Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư hoạt động trong lĩnh vực giáp dục.

1. Các trường hợp giải thể trung tâm ngoại ngữ

Trung tâm ngoại ngữ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

– Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học;

– Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập; hoặc cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ; tin học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;

– Theo đề nghị của tổ chức; cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Thủ tục giải thể trung tâm ngoại ngữ

2. Cơ quan có thẩm quyền giải thể trung tâm ngoại ngữ

Khoản 2 Điều 52 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định: “Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học thì có thẩm quyền quyết định việc giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học”.

Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ được quy định như sau:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoặc giám đốc sở giáo dục và đào tạo (nếu được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) có quyền quyết định đối với các trung tâm trực thuộc; đối với các trung tâm thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp; và các trung tâm do các tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập.

– Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng quyết định đối với các trung tâm trực thuộc.

– Người đứng đầu tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật quy định cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc; sẽ có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc đó.

3. Cơ quan có thẩm quyền giải thể trung tâm ngoại ngữ

Khoản 2 Điều 52 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định: “Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học thì có thẩm quyền quyết định việc giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học”.

Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ được quy định như sau:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; giám đốc sở giáo dục và đào tạo (nếu được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) có quyền quyết định đối với các trung tâm trực thuộc; đối với các trung tâm thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp; và các trung tâm do các tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập.

– Giám đốc đại học; học viện; hiệu trưởng trường đại học; cao đẳng quyết định đối với các trung tâm trực thuộc.

– Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật quy định cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc sẽ có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc đó.

Thủ tục giải thể trung tâm ngoại ngữ

4. Thủ tục giải thể trung tâm ngoại ngữ

Giải thể trung tâm ngoại ngữ là một quy trình bao gồm các bước như sau:

Bước 1:

Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ tổ chức đoàn kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm; đề xuất phương án xử lý  hoặc xem xét phương án xử lý do tổ chức; cá nhân thành lập trung tâm kiến nghị, đề xuất; lập báo cáo kết quả kiểm tra;

Bước 2:

Căn cứ kết quả kiểm tra; người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ra quyết định đình chỉ hoạt động giải thể trung tâm ngoại ngữ.

Trong quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải thể; các biện pháp bảo đảm quyền; lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên; và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

BÀI VIẾT THAM KHẢO:

Đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ, tin học

 

Tin Liên Quan